
Bất kể sản phẩm của bạn là gì, hay dịch vụ của bạn có tốt đến đâu, nó cũng sẽ dần “chết” nếu không được ai biết đến. Đó là lý do vì sao marketing xuất hiện. Dự án marketing là điều thiết yếu để đưa doanh nghiệp của bạn ngày một phát triển hơn nữa.
Các dự án marketing nếu muốn thành công luôn cần một kế hoạch chỉn chu. Vậy những bước nào cần thiết để lên kế hoạch marketing hiệu quả cao cho doanh nghiệp của bạn? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!
Tóm tắt bài viết.
Kế hoạch marketing là gì?
Kế hoạch marketing là phần mở rộng của kế hoạch kinh doanh tổng thể, mô tả chi tiết mọi thứ mà bạn cần biết để quảng bá thành công cho doanh nghiệp, hay sản phẩm, dịch vụ của bạn. Hãy tưởng tượng, như tấm bản đồ trong lộ trình đưa bạn đi từ Điểm A đến Điểm B, kế hoạch marketing sẽ là con đường dẫn bạn từ sản phẩm, dịch vụ của mình đến với những khách hàng tiềm năng muốn có nó.
Một kế hoạch marketing phải bao gồm các số liệu lịch sử, dự đoán cho tương lai và các chiến lược để đạt được các mục tiêu mà kế hoạch đã đề ra. Do đó, bước đầu tiên là xác định nhu cầu của khách hàng để nhắm mục tiêu và sau đó đưa ra cách khai thác điều đó để thu lợi nhuận.
Các bước để lập một kế hoạch marketing
Dưới đây là các bước cơ bản cần có để lên một kế hoạch marketing hiệu quả cho doanh nghiệp của bạn:
1. Xác định các bên liên quan
Trong quản lý dự án, các bên liên có thể là một cá nhân, nhóm người, hoặc tổ chức có quan tâm đến hoạt động và sự thành công của dự án. Bạn cần xác định các bên liên quan là ai để có thể điều chỉnh kế hoạch marketing đáp ứng được nhu cầu của họ, thay vì để đối thủ cạnh tranh của bạn làm điều đó.
2. Tạo một kế hoạch truyền thông
Các nhà quản lý dự án luôn hiểu rõ tầm quan trọng của việc truyền thông hiệu quả. Người quản lý dự án không chỉ đảm bảo dự án diễn ra đúng tiến độ mà còn phải truyền đạt tiến độ của dự án cho các bên liên quan. Việc này được thực hiện như thế nào và với tần suất ra sao sẽ được quyết định trong kế hoạch truyền thông của bạn.
3. Nghiên cứu thị trường
Việc nghiên cứu thị trường bao gồm Xác định đối tượng mục tiêu và Phân tích đối thủ cạnh tranh.
Biết chính xác ai là khách hàng mục tiêu sẽ cho phép bạn xác định và củng cố hoạt động marketing của mình tốt hơn. Bạn càng biết nhiều về khách hàng của mình càng tốt. Họ làm gì để kiếm sống? Điều gì khiến họ dậy vào ban đêm? Điều gì khiến họ hào hứng khi thức dậy vào buổi sáng? Họ kiếm được bao nhiêu? Họ mua sắm ở đâu? Màu sắc yêu thích của họ là gì? Họ thường online lúc mấy giờ? Họ đi chơi ở đâu?
Sau khi phân tích đối tượng mục tiêu, bạn hãy phân tích đối thủ cạnh tranh của mình. Hãy tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi: Họ là ai? Họ tính phí bao nhiêu? Dịch vụ khách hàng của họ như thế nào? Họ đang làm gì tốt? Họ có thiếu sót gì mà bạn có thể làm tốt hơn? Hãy phân tích thật kỹ để chắc chắn bạn không đi vào “vết xe đổ” của một đối thủ nào đó.
Việc nghiên cứu thị trường sẽ giúp bạn đưa ra tuyên bố định vị và USP một cách hiệu quả, từ đó xây dựng thương hiệu phù hợp và nhất quán cho doanh nghiệp của mình.
4. Xác định các kênh marketing của bạn
Sau khi đã nghiên cứu thị trường, bạn có thể đưa ra sự lựa chọn phù hợp nhất cho các kênh quảng cáo và marketing. Bạn có thể vận dụng một hoặc nhiều công cụ marketing cùng lúc. Nó có thể bao gồm phương tiện truyền thông xã hội, TV, radio, quảng cáo hiển thị ngoài trời, quảng cáo trên báo, marketing qua email, telesales, các cửa hàng bán lẻ, các sự kiện trực tiếp…
5. Lên ngân sách
Rõ ràng ngân sách là một yếu tố quyết định, vì bạn không thể triển khai kế hoạch nếu không có tiền. Trước khi lập kế hoạch marketing cho bất kỳ sản phẩm, dịch vụ nào, bạn cũng cần phải xác định ngân sách phân bổ là bao nhiêu. Từ đó, bạn mới lên dự trù kinh phí cho từng hoạt động marketing.
6. Phát triển đội ngũ
Ai sẽ là người triển khai hoạt động marketing, phản hồi các khách hàng tiềm năng đến và quản lý tiến độ dự án? Điều đó cần có sự góp sức của cả một nhóm để có thể tiến hành công việc một cách trơn tru. Vì vậy, đừng quên xác định đội ngũ sẽ thực hiện dự án marketing này sẽ cần những vị trí nào và tiến hành tuyển dụng thêm nếu cần thiết.
7. Giám sát và báo cáo
Đừng quên giám sát chặt chẽ để đảm bảo các công việc đang được thực hiện đúng tiến độ và nằm trong ngân sách theo kế hoạch bạn đã đề ra. Điều đó sẽ giúp ích cho bạn khi phải thường xuyên báo cáo với các bên liên quan.
Nếu bạn đang muốn tận dụng tối đa hoạt động marketing của mình thì hãy nhớ lưu lại