Công nghiệp 4.0 là gì?

Công nghiệp 4.0 là thuật ngữ do chính phủ Đức đặt ra vào năm 2013, nhằm để đại diện cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong đó máy móc có khả năng giao tiếp và tương tác với nhau, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau. Bằng cách hợp nhất thế giới vật lý và kỹ thuật số (cyber-vật lý), thời đại công nghiệp 4.0 hứa hẹn mang đến việc sử dụng tài sản ít tốn kém hơn, hiệu quả hơn bằng cách phân tích dữ liệu để cải thiện việc ra quyết định về việc sử dụng tài nguyên đó.

Mặc dù vẫn còn trong giai đoạn sơ khai, các công nghệ mới như IoT, AI, Big Data,…. vẫn đang có những phân tích dự đoán và tìm hướng phát triển hơn nữa. Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu nhìn nhận những khoản đầu tư công nghệ mới này vào trong hoạt động sản xuất và vận hành nội bộ, và cũng xem đây là những tiến bộ trong hoạt động nội bộ của họ. Nhưng nó cũng sẽ là cơ hội giúp họ mở rộng sang các chức năng hướng tới khách hàng và có tác động đáng kể đến chiến lược marketing và bán hàng sau đó.

Bạn có biết, việc tích hợp thế giới vật lý và kỹ thuật số trong hoạt động marketing và bán hàng cũng sẽ va chạm và biến đổi cách chúng ta làm marketing và bán hàng trước kia. Dữ liệu mới được thu thập thông qua các sản phẩm thông minh sẽ cho phép hiểu sâu hơn về khách hàng. Dữ liệu được thu thập và phân tích từ các hệ thống được kết nối sẽ cho phép doanh nghiệp đó nâng cao trải nghiệm khách hàng hơn, từ đó giúp họ phát triển các chiến lược marketing và bán hàng mới và hiệu quả hơn. Đồng thời công nghệ mới còn giúp các doanh nghiệp và đối tác của họ có thể tiếp tục cung cấp hỗ trợ chăm sóc khách hàng tốt hơn sau khi bán hàng thành công, nhằm mục đích củng cố thương hiệu và mối quan hệ với khách hàng dài lâu hơn.

Công nghiệp 4.0 thực sự có ý nghĩa gì đối với chiến lược marketing của doanh nghiệp?

Công nghiệp 4.0 thực chất là biến các doanh nghiệp sản xuất thành doanh nghiệp kỹ thuật số. Dẫu biết sẽ mất thời gian để áp dụng công nghiệp 4.0 một cách hoàn chỉnh trong một doanh nghiệp nào đó. Tuy nhiên, với khía cạnh là người làm Digital Marketing, chúng ta cần nên đánh giá cơ sở hạ tầng kỹ thuật số hiện tại của doanh nghiệp đó đang có và đưa ra chiến lược phát triển như thế nào để giúp cho một doanh nghiệp trở nên mạnh mẽ hơn với các chiến dịch truyền thông kết hợp kỹ thuật số.

Dưới đây là bảy xu hướng công nghệ giúp hình thành nên nền tảng của công nghiệp 4.0, chúng ta có thể kham thảo để đặt nền móng cho các chiến dịch digital marketing của doanh nghiệp phù hợp.

1. Big data – Dữ liệu lớn

Trong bối cảnh công nghiệp 4.0, việc thu thập và đánh giá toàn diện dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, kể cả thiết bị lẫn hệ thống quản lý doanh nghiệp và khách hàng là hết sức quan trọng. Đây cũng chính là tiêu chuẩn để hỗ trợ việc ra quyết định tiếp cận danh sách khách hàng mục tiêu theo thời gian thực.

2. Robot tự điều khiển

Thế giới đang cùng hướng đến mục tiêu, cuối cùng Robot sẽ tự tương tác và làm việc với nhau trong tất cả lĩnh vực, bên cạnh đó con người có thể điều khiển và học hỏi từ chúng. Theo thống kê, nếu sử dụng nguồn lao động là Robot thì doanh nghiệp sẽ giảm được các chi phí nhân sự cần thiết và ngược lại năng suất lao động của Robot cũng tốt hơn. Ngoài việc sử dụng Robot trong sản xuất, ngày nay Robot còn có khả năng đảm nhận vai trò tuyên truyền và chăm sóc khách hàng rất tốt.

3. IoT – Internet kết nối vạn vật

Công nghiệp 4.0 có nghĩa là chúng ta sẽ cần nhiều thiết bị hơn và điều này sẽ cho phép các thiết bị được kết nối và tương tác với nhau tập trung hơn thông qua hệ thống đường truyền. Kể cả quá trình phân quyền, phân tích và phản hồi theo thời gian thực.

4. An ninh mạng

Với sự gia tăng kết nối và sử dụng các phương thức truyền thông kỹ thuật số kết hợp công nghệ 4.0, cho nên nhu cầu bảo vệ các đường truyền và hệ thống quan trọng khỏi các mối đe doạ về an ninh mạng có xu hướng tăng lên đáng kể. Do đó, thông tin liên lạc an toàn, đáng tin cậy cũng như việc quản lý dữ liệu khách hàng tốt là điều cần thiết.

5. Điện toán đám mây

Trong thế giới ngày nay có rất nhiều công việc liên quan đến việc chia sẻ dữ liệu trên các vị trí khác nhau. Từ đây, hiệu suất của các công nghệ đám mây được phát triển mạnh mẽ hơn. Do đó, dữ liệu và chức năng của máy tính sẽ ngày càng được triển khai lên đám mây, cho phép nhiều không gian lưu trữ hơn.

6. Thực tế ảo tăng cường

Các hệ thống dựa trên thực tế ảo tăng cường hỗ trợ nhiều dịch vụ khác nhau, chẳng hạn như xem nhà mẫu thông qua thiết bị di động, điều hướng sửa chữa nhà cửa qua thiết bị di động.

Hiện nay các công ty phải đối mặt với những thách thức lớn trong việc áp dụng những công nghệ mới này. Để xây dựng và duy trì vị trí dẫn đầu trong cuộc đua về truyền thông thương hiệu trên hệ thống trực tuyến trong thời đại 4.0, họ cần mở rộng và đào sâu kiến ​​thức của mình về công nghệ kỹ thuật số và sau đó phát triển các chiến lược marketing phù hợp nhất.

7. Trí thông minh nhân tạo – AI

Trí tuệ nhân tạo hay còn gọi là trí thông minh nhân tại AI (Artificial Intelligence), AI là trí thông minh được thể hiện bằng máy móc, nhằm thay thế các chức năng nhận thức mà con người bao gồm giọng nói, khuôn mặt,….Ngoài ra, trí tuệ nhân tạo còn có các khả năng điều khiển, lập kế hoạch, khả năng trả lời các câu hỏi, nhận dạng các thông tin của đối tượng tiếp cận,…

Cho đến nay trí tuệ nhân tạo đã góp phần thay đổi cách hoạt động của rất nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có lĩnh vực y tế, giáo dục, giao thông và đặc biệt là marketing. Với marketing, Trí tuệ nhân tạo mang đến sự thay đổi lớn về cách mà doanh nghiệp tiếp cận và nhìn nhận về khách hàng mục tiêu của họ.

Cụ thể như: ứng dụng trong công cụ tìm kiếm, ứng dụng trong việc xác định khách hàng mục tiêu, ứng dụng trong xây dựng và phát triển mối quan hệ với khách hàng, ứng dụng trong các chiến dịch quảng cáo, ứng dụng trong các hệ thống quản lý thông tin khách hàng,….

Nguyễn Hồng Ly – Người Mê Digital Marketing