
Trong khoảng thời gian từ cuối năm 2019 đến nay, đại dịch Covid 19 vẫn đang tiếp tục lan rộng trên toàn thế giới. Theo từng chỉ số thống kê thì chúng ta có thể thấy mỗi quốc gia đều ở một mức độ nào đó bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Một số nước thì có hiệu quả trong việc ngăn chặn dịch bệnh từ ban đầu như Singapore, Hồng Kông, Việt Nam, vì vậy chúng ta đã thấy được sự hồi sinh và thực hiện các biện pháp bổ sung để giải quyết dứt điểm dịch bệnh. Còn các quốc gia khác như nhiều quốc gia ở Tây Âu, không những các trường hợp mới bắt đầu suy giảm và chính phủ của các nước này vẫn còn đang tranh luận về các cách tiếp cận đúng đắn để mở lại nền kinh tế của họ. Còn một số quốc gia khác như Nga, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ dường như vẫn còn đang ở đỉnh điểm của sự lây nhiễm và đang phải khẩn trương huy động nguồn lực để chữa trị cho bệnh nhân nhiễm bệnh.
Rõ ràng khi cuộc chiến dịch bệnh Covid 19 xảy ra, toàn thế giới không còn một mục tiêu duy nhất là chữa bệnh mà còn là mục tiêu duy trì nhiều khía cạnh của đời sống kinh tế và xã hội ngày nay. Những tháng tới có lẽ sẽ khá biến động và năng động khi mà các lệnh hạn chế được dỡ bỏ và nền kinh tế các nước mở cửa trở lại, lúc đó thế giới sẽ trải qua một sự hồi sinh cục bộ. Trong lúc đợi lệnh hạn chế bị dỡ bỏ hoàn toàn thì phần lớn sẽ có một số quốc gia kiểm soát dịch bệnh sớm bị ảnh hưởng như Việt Nam, Singapore, Thái Lan, khi mà các quốc gia này chỉ thực sự hồi sinh nhờ vào lĩnh vực xuất nhập khẩu hoặc du lịch.
Với những thách thức của nền kinh tế Việt Nam và thế giới trước đại dịch chưa từng có như hiện này. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để chúng ta khởi động lại nền kinh tế quốc gia trong cuộc khủng hoảng toàn cầu này. Nếu đứng trên khía cạnh về y tế thì rõ ràng, lệnh hạn chế càng lâu càng tốt, bởi mối đe doạ của Covid 19 đối với cuộc sống và sinh kế của thế giới sẽ chỉ được giải quyết hoàn toàn khi có vắc xin phòng ngừa. Cho đến lúc đó, nếu chính phủ các nước muốn khởi động lại nền kinh tế của họ thì phải có hệ thống y tế công cộng đủ mạnh để phát triển và ứng phó với tất cả những trường hợp nhiễm bệnh phát sinh. Liệu đó có phải là sự chờ đợi quá lâu? Mặc dù không có cách nào để nói chính xác về thiệt hại kinh tế toàn cầu từ đại dịch Covid 19 sẽ là gì, nhưng hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng Covid 19 là một “điểm đen” tác động tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu năm 2020. Các ước tính ban đầu chứng minh rằng hầu hết các nền kinh tế lớn đã mất ít nhất 2,4% giá trị tổng tài sản quốc nội (GDP) trong năm 2020, dự báo về tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2020 cũng giảm từ 3% đến 2,4%. Nếu chúng ta đặt con số này vào viễn cảnh. Chỉ số GDP toàn cầu năm 2019 được ước tính vào khoảng 86,6 nghìn tỷ đô la Mỹ thì có nghĩa là chỉ cần giảm đi 0,4% trong tăng trưởng kinh tế là đã làm giảm gần 3,5 nghìn tỷ đô la Mỹ trong sản lượng kinh tế. Cũng trong khoản thời gian mấy tháng qua, thị trường chứng khoán toàn cầu đã chịu sự sụt giảm nghiêm trọng và chỉ số Dow Jones cũng có báo cáo mức giảm trong một ngày lớn nhất từ trước tới nay gần 3.000 điểm.
Thiệt hại kinh tế do đại dịch Covid 19 gây ra phần lớn là do nhu cầu giảm, nghĩa là không có người tiêu dùng mua hàng hoá và dịch vụ, một ví dụ dễ thấy rõ nhất đó là trong các ngành hàng bị ảnh hưởng nặng nề như du lịch, nghĩ dưỡng, vui chơi giải trí, hàng không, vận tải,…Có một vấn đề nghiêm trọng là khi các công ty bắt đầu cắt giảm nhân sự để bù đắp doanh thu bị mất, điều đáng lo ngại là sẽ tạo ra một vòng xoáy về kinh tế đi xuống khi người lao động bị thất nghiệp không đủ khả năng chi trả các sinh hoạt phí hằng ngày như đồ dùng thiết yếu, cơm gạo, nước uống,….Ví dụ như ngành hàng bán lẻ khi gặp sự gia tăng của tỷ lệ thất nghiệp sẽ dễ dẫn đến việc doanh số sụt giảm và buộc phải đóng cửa các cửa hàng. Tuy nhiên cũng có một điểm sáng giúp các nhà bán lẻ vượt qua khủng hoảng đó là phân khúc bán lẻ trực truyến đã có sự tăng lên trong suốt cuộc khủng hoảng xảy ra.
Mặc dù những mối nguy hiểm rõ ràng mà nền kinh tế toàn cầu đang gặp phải nhưng cũng có những lý do để hy vọng rằng kịch bản tồi tệ nhất có thể tránh được. Đó là chính phủ các nước cũng rút ra nhiều kinh nghiệm từ các cuộc khủng hoảng trước đây. Do đó, một số nước đã tăng cường cung cấp phúc lợi, trợ cấp cho công dân của họ và cũng có biện pháp giúp đảm bảo các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận vào các quỹ cần thiết để giữ nhân viên của họ làm việc trong suốt thời gian đại dịch diễn ra. Ngoài ra, bản chất cụ thể của cuộc khủng hoảng này cũng tạo cơ hội cho một số lĩnh vực có thể có lợi hơn chẳng hạn như thương mại điện tử, bán lẻ thực phẩm và ngành hàng chăm sóc sức khoẻ. Chí ít các lĩnh vực này cũng có thể cung cấp ít nhất một số tăng trưởng về kinh tế để bù đắp thiệt hại cho đến khi tất cả các hạn chế có thể được dỡ bỏ hoàn toàn.
Tuy có thể sẽ còn nhiều biến số làm ảnh hưởng đến sự phục hồi kinh tế như nguồn cung hàng hoá và dịch vụ giảm để đáp ứng nhu cầu thấp hơn có thể tạo ra tình trạng thiếu hụt trung hạn và tăng giá. Nhưng với cơ hội phát triển của xu hướng chuyển đổi số và công cuộc dịch chuyển của kỹ thuật số sẽ phần nào giúp các doanh nghiệp vượt qua được khó khăn.
Khi đại dịch xảy ra, lệnh hạn chế được ban hành, tâm lý mua hàng của khách hàng trở nên hoảng loạn và bầy đàn hơn bao giờ hết. Bất kể tuổi tác hay quốc tịch nào cũng đều được chia làm hai nhóm, một là ồ ạt chạy đến các siêu thị, cửa hàng mua thật nhiều lương thực đồ dùng tích trữ. Còn nhóm còn lại thì ngồi yên, lịch sự tìm cách giúp đỡ những người khác và chỉ mua những thứ mình thiệt sự cần. Tương tự hai nhóm này cũng xuất hiện trên các phương tiện truyền thông kỹ thuật số nhưng được biến tướng ở khía cạnh khác, một nhóm thì nhân cơ hội dịch bệnh hoành hành đã tạo nên những đồn thổi không đúng, thậm chí các nhóm thanh niên bàn phím của các nước cùng công kích nhau trên các mạng xã hội. Còn nhóm ngược lại thì luôn tìm cách lan truyền đi những thông điệp tích cực để chia sẻ giúp đỡ nhau.
Về khía cạnh doanh nghiệp, ngoài danh sách một số các doanh nghiệp dựa vào thời cơ khủng hoảng để trục lợi thì hàng trăm nghìn các doanh nghiệp khác vẫn đang loay hoay tìm con đường đi mới dịch chuyển dần sang marketing kỹ thuật số để tồn tại trong giữa tâm bão Covid 19. Theo Tôi trong những tháng tới, các doanh nghiệp cũng sẽ trở nên phụ thuộc hơn bao giờ hết vào chiến lược marketing kỹ thuật số. Bởi trong suốt mấy tháng xảy ra dịch bệnh, chúng ta có thể thấy rõ gần như tất cả các kênh liên quan đến các sự kiện và trực tiếp đều hoàn toàn không được tiếp nhận, và các rào cản về truyền thông hoặc kinh doanh trực diện đều tăng cao, đặc biệt là khi đỉnh điểm dịch bùng nổ. Từ đó, marketing trực tuyến và kỹ thuật số đồng thời là chìa khoá và cũng trở nên là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp.
Có lẽ thách thức lớn nhất vẫn là các công ty hoạt động B2B (Business to Business),bởi từ trước đến nay họ đặc biệt dựa vào kênh truyền thông chủ lực là các sự kiện triển lãm thương mại hằng năm để tìm kiếm, kết nối và xây dựng quan hệ với khách hàng. Còn riêng đối với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, kênh truyền thông được sử dụng để có được khách hàng mới của họ là thông qua sự giới thiệu hoặc truyền miệng. Vì vậy việc dịch chuyển truyền thông sang hướng kỹ thuật số sẽ là một trong nhưng điều mà các doanh nghiệp này chưa từng nghĩ đến trước đó.
Một điều quan trọng trong xu hướng chuyển đổi marketing kỹ thuật số trước khó khăn hiện nay đó chính là khả năng thích ứng của doanh nghiệp. Liệu các doanh nghiệp đang thực sự muốn cập nhật ngay một trang web, ra mắt các kênh thương mại điện tử mới, tạo các chiến dịch truyền thông xã hội và tập trung vào việc sử dụng những người có sức ảnh hưởng để tiếp cận khách hàng mới, hay họ chỉ ậm ừ thực hiện nhỏ giọt để đợi chờ cơn đại dịch qua đi. Thậm chí, khi bị giới hạn bởi sự bắt buộc các nhân viên phải làm việc trực tuyến tại nhà, cũng sẽ là cơ hội để các nhà làm Marketing có nhiều thời gian hơn để phát triển các chiến lược kỹ thuật số. Bởi điều này có nghĩa là khách hàng của bạn cũng đang ở trên trực tuyến nhiều hơn và khi thay đổi từ cách tiếp cận trực tiếp sang trực tuyến cho dù ở bất kỳ giai đoạn nào cũng giúp cho doanh nghiệp của mình thành công.
Có một số ý kiến nhận định rằng các doanh nghiệp họ vẫn không muốn từ bỏ những “thói quen” trong việc sử dụng các chiến lược marketing truyền thống trước kia. Lựa chọn sử dụng hình thức trực tuyến chỉ là giải pháp cấp bách tạm thời, khi mọi thứ trở lại bình thường thì các doanh nghiệp cũng sẽ quay lại dành ngân sách cho các sự kiện marketing trực tiếp. Nhưng nếu một vài doanh nghiệp khác nhìn thấy những lợi ích và cơ hội mà các kênh kỹ thuật số có thể mang lại thì họ sẽ xem xét đó có trở thành một phần trong kế hoạch marketing dự phòng dài hạn của họ hay không. Còn Tôi cho rằng, miễn là các doanh nghiệp khi tiếp cận sự chuyển đổi sang digital marketing một cách có chiến lược và chỉnh chu, thì không có lý do gì mà họ nên xem nó chỉ đóng vai trò như là một phần bổ sung khẩn cấp. Do đó, tất cả chúng ta, bao gồm các doanh nghiệp và các chuyên gia Digital Marketing không được từ bỏ. Chúng ta phải điều chỉnh theo tình hình và định hình lại mô hình hoạt động doanh nghiệp của mình để đối phó với thực tế bất kỳ tình huống nào mà tất cả chúng ta đang phải đối mặt.
Để giải quyết cho vấn đề đó, Tôi xin gợi ý một số chiến lược tốt nhất mà các nhà làm Digital Marketing có thể thực hiện trong giai đoạn khó khăn này:
Tóm tắt bài viết.
1. Kết nối với khách hàng mục tiêu:
Tất cả mọi người trên toàn cầu đang bị ảnh hưởng bởi cuộc tấn công của Covid 19 bằng cách này hay cách khác. Không ai có thể đi du lịch hoặc đến các quán ăn, thậm chí là ra ngoài đi dạo. Mọi người đang thực sự ở nhà để quay lại “thụ hưởng” những nhu cầu cơ bản nhất như ăn và ngủ. Vì vậy, điều quan trọng nhất trong marketing bây giờ đó chính là sự tích cực và lạc quan. Là một người làm Digital Marketing thực thụ, bạn cần thể hiện sự đồng cảm với khách hàng của mình. Ví dụ như tạo ra những cộng đồng trực tuyến và thực hiện các bài viết về các thông tin hữu ích và khích lệ tinh thần nhằm làm giảm sự lo lắng cho khách hàng của mình. Ngoài ra, bạn cũng có thể tổ chức các quỹ tài trợ của thương hiệu để đóng góp thực phẩm hoặc các vật tư khác khi cần thiết và phù hợp, như giúp đỡ những người già không có nơi nương tựa.
2. Lựa chọn ngân sách trực tuyến cho nền tảng di động nhiều hơn:
Trong bối cảnh nhiều người ở nhà và truy cập internet từ di động tăng vọt từ 80% đến 90%, thì người làm marketing nên có một bước đi thông minh hơn bằng cách chọn các chiến thuật marketing kỹ thuật số tập trung chủ yếu vào nền tảng mobile. Theo Tôi, sử dụng chiến lược Digital Marketing tập trung nền tảng di động tại thời điểm này có thể mang lại cho doanh nghiệp của bạn một cơ hội mới để tiếp cận nhiều thị phần hơn, nó có thể ngay lập tức không mang lại lợi nhuận lớn nhưng nó sẽ giúp bạn có được doanh số tương đối tốt hơn trong đại dịch này.
3. Đảm bảo sự hiện diện thường xuyên của doanh nghiệp trên trực tuyến:
Cho dù là thời điểm trước, trong hay sau dịch thì việc đảm bảo sự hiện diện thường xuyên của thương hiệu trên tất cả các kênh trực tuyến là một yêu cầu bắt buộc dành cho người làm Digital. Đặc biệt, cả thế giới đang trong giai đoạn dành thời gian rảnh rỗi để online nhiều hơn bao giờ hết, lưu lượng tìm kiếm trong một số lĩnh vực đã tăng lên và dự kiến sẽ duy trì trong vài tuần tới sau khi đại dịch kết thúc. Hãy nhớ một điều rằng phải đảm bảo trang Web của bạn phải được xuất hiện tất cả các kênh kỹ thuật số và tối ưu hoá cho cả thiết bị di động, máy tính bảng, máy tính xách tay và máy tính bàn để mọi người có thể dễ dàng tìm thấy và truy cập chúng.
Để thực hiện tốt việc duy trì sự xuất hiện này, bạn phải tập trung nội dung trực tuyến có liên quan, nhằm tăng khả năng hiển thị trực tuyến của bạn và tăng thêm nhiều lưu lượng truy cập hơn.
4. Chuẩn bị sẵn sàng cho giai đoạn “bật lại” sau đại dịch:
Với sự đoàn kết và tiến bộ từ các nước trên thế giới, Tôi tin rằng việc kiểm soát đại dịch Covid 19 sẽ được giảm dần nhanh chóng theo thời gian. Có thể một vài quốc gia trong đó có Việt Nam sẽ phải mất vài tháng thậm chí một năm sau để có thể hồi phục kinh tế trở về trạng thái bình thường. Và khi mọi thứ trở lại bình thường thì thói quen mua hàng của khách hàng cũng sẽ dần dần ổn định hơn và ngay từ bây giờ, người làm digital marketing và doanh nghiệp cần phải chuẩn bị cho điều đó để giúp phục hồi nền kinh tế ổn định trở lại. Ví dụ, chiến lược SEO cho Website ngay từ thời điểm đại dịch bắt đầu xảy ra là một trong những chiến lược theo Tôi là đúng đắn, bởi SEO là một chiến lược dài hạn vì vậy hãy bắt đầu sớm ngay từ những ngày đầu đại dịch bắt đầu. Cho đến vài tháng sau khi đại dịch kết thúc thì chiến lược SEO của bạn sẽ giúp tác động đến việc tăng lưu lượng truy cập từ lượng tìm kiếm tự nhiên cho trang Web của bạn. Hoặc lên chiến lược cụ thể và chuẩn bị sẵn sàng từ trang đích, nội dung đến hình ảnh cho những chương trình khuyến mãi sau mùa dịch.