Tại sao một doanh nghiệp cần phần có Digital Marketing để được phát triển và tiếp tục phát triển hơn nữa. Tôi xin mạng phép chia sẻ đến các bạn một vài lý do sau đây:

Tóm tắt bài viết.

𝟏. Tiếp cận đến những ai có nhiều thời gian và tiền bạc: 

Từ độ khoảng 3 – 5 năm trở về trước, 97% người Mỹ ở độ tuổi dưới 65 chỉ truy cập mạng và các phương tiện truyền thông trực tuyến 1 lần/tháng. Thế nhưng hiện nay, đại đa số họ ở trên mạng mỗi ngày. Phương tiện truyền thông kỹ thuật số được ưa thích mạnh mẽ và xem như một phương tiện chăm sóc tinh thần của khách hàng. Năm 2019, trung bình một người dùng Internet có ít nhất bảy tài khoản truyền thông xã hội. Hơn một nửa dân số thế giới sử dụng mạng xã hội để kết nối, giao lưu với nhau. Xu hướng hiện nay là một người dành trung bình hơn 4 giờ/ngày cho phương tiện truyền thông xã hội. Riêng đối với thanh thiếu niên thì con số đó là trung bình 9 giờ/ngày, khi mà phương tiện truyền thông xã hội được tích hợp vào mọi thứ trong cuộc sống của họ từ trường học, công việc, đến giải trí, giao lưu bạn bè,…

Internet và mạng xã hội là nơi mọi người tìm đến mỗi ngày, nhưng cần đặt ra một câu hỏi: Họ có mua sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp của bạn không?

Theo một khảo sát về lý do truy cập mạng, một trong những lý do hàng đầu khiến mọi người đều muốn online mỗi ngày là để mua hàng hóa trên Internet. Ngoài ra, khoảng thời gian họ dùng để tương tác với nội dung quảng cáo của các doanh nghiệp và thương hiệu trên Internet là 37%. Trong đó, có 57% dùng người cho rằng phương tiện truyền thông mạng đã đề xuất những nội dung quảng cáo rất phù hợp với nhu cầu của họ. 48% trong số đó thường xuyên thực hiện giao dịch mua hàng trực tuyến.

𝟐. Cơ hội phát triển dành cho doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn:

Trước đây, khi một số công ty lớn như Walmart và Starbucks xuất hiện ở bất kỳ nơi đâu là tất cả cửa hàng kinh doanh mặt hàng tương tự ở khu vực đó phải đóng cửa. Điều đó cho thấy, thật khó để một doanh nghiệp nhỏ có thể cạnh tranh với các thương hiệu lớn. Thế nhưng hiện nay, sự bùng nổ của Digital Marketing đã thực sự mang lại cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ sự chủ động và phát triển hơn trong quá trình tiếp cận khách hàng mục tiêu.

Thay vì mỗi tháng phải có một khoản tiền vài trăm triệu đến một tỷ đồng mới có thể mua được vị trí quảng cáo trên một biển quảng cáo ngoài trời hay trên một cuốn tạp chí, thì giờ đây, Digital Marketing cho phép các doanh nghiệp nhỏ dùng số tiền ít hơn để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Ngoài ra, lợi ích kiểm soát hành vi người tiêu dùng thông qua các hệ thống đo lường trực tuyến đã giúp các doanh nghiệp nhỏ có chiến lược về ngân sách hợp lý và hiệu quả hơn với lượng khách hàng thực sự quan tâm đến thương hiệu của họ.

𝟑. Nhắm đến đối tượng mục tiêu nhiều hơn:

Khi bạn thực hiện một quảng cáo trên tạp chí, quảng cáo đó có thể tiếp cận một triệu người đọc, tuy nhiên sẽ rất khó nếu bạn muốn biết đối tượng mục tiêu của bạn khi đọc ấn phẩm đó là người sống ở đâu, làm công việc gì, bao nhiêu tuổi,… Sẽ có bao nhiêu phần trăm trong số người đọc cuốn tạp chí đó là khách hàng mục tiêu thực sự của bạn? Một tạp chí thời trang nào đó có thể cung cấp cho bạn con số cụ thể hơn, rằng theo nhân khẩu học, 59% độc giả là nữ trong độ tuổi từ 35 – 55 có sở thích và mối quan tâm đến sản phẩm hay thương hiệu của bạn. Và bạn biết rằng họ quan tâm đến loại thời trang được mô tả trên tạp chí. Nhưng đó lại chưa chắc là một thống kê dân số đúng dành cho doanh nghiệp của bạn.

Một trong những vai trò quan trọng Digital Marketing đã mang lại cho các nhà làm Marketing đó là khả năng mổ xẻ dữ liệu nhân khẩu học khổng lồ, hay chúng ta vẫn ngầm hiểu với nhau là “Big Data”. Dữ liệu nhân khẩu học đó được chia thành các nhóm khách hàng mục tiêu khác nhau phù hợp với từng sản phẩm, thương hiệu khác nhau.

Người đó là ai? Đó có phải là người mua những gì bạn đang bán? Khi bạn đã nhắm được khách hàng mục tiêu cho từng sản phẩm của bạn là ai thì bạn hoàn toàn có thể kết nối với họ một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Với Digital Marketing, bạn không phải quá lo lắng việc doanh nghiệp của mình đang gây phiền nhiễu cho mọi người vì tính năng quảng cáo phổ cập đến đại đa số người dùng như trước kia.

4. Phân tích về hành vị thực sự của khách hàng:

Khi thực hiện hình thức Marketing là báo in, bạn sẽ luôn phải hứng chịu những câu hỏi của sếp về hành vi thực sự của khách hàng khi họ nhìn thấy quảng cáo của bạn, chúng bao gồm:

       – Khách hàng có tương tác với quảng cáo đó không?

       – Khách hàng có thích quảng cáo đó không?

       – Khách hàng đã dành bao nhiêu thời gian cho quảng cáo đó?

       – Khách hàng có sẵn sàng chia sẻ thông tin quảng cáo đó đến bạn bè của họ không?

Có một thực tế rằng, không chỉ mỗi sếp bạn là người muốn tìm câu trả lời cho những câu hỏi trên, mà ngay cả bản thân người làm Marketing cũng luôn muốn biết câu trả lời thực sự là gì. Thế nhưng, đối với Marketing truyền thống, điều này là gần như không thể. Nhưng với Digital Marketing thì ngược lại. Thậm chí, bạn còn có thể tìm hiểu nhiều hơn về những hoạt động liên quan đến hành vi của khách hàng khi nhìn thấy quảng cáo của bạn. Ví dụ như:

       – Ai là người quan tâm đến quảng cáo của bạn nhất?

       – Ai là người thích quảng cáo của bạn?

       – Nội dung quảng cáo nào sẽ khiến nhiều khách hàng thực hiện nhiều tương tác nhất?

       – Ai là người đăng ký mua hàng nhiều nhất?

       – Khách hàng đã nhìn thấy thương hiệu của bạn ở đâu?

Trên phương tiện Digital Marketing, mọi thứ liên quan đến theo dõi hành vi người tiêu dùng được đo lường hoàn toàn dễ dàng, chỉ cần dựa vào các công cụ phân tích. Từ đó, bạn có thể tiếp tục tối ưu hóa các chiến dịch của mình để có kết quả tốt hơn.

5. Dễ dàng thay đổi chiến lược :

Đối với Digital Marketing, bạn có thể kiểm soát và thay đổi chiến lược của mình chỉ trong chốc lát để hướng đến khách hàng tốt hơn. Bạn có thể thu hẹp ngân sách lại nếu chiến lược đó không hiệu quả, hoặc mở rộng quy mô hơn khi doanh nghiệp của bạn cần phát triển hơn. Ví dụ với các chiến dịch truyền thông xã hội, quảng cáo hiển thị và quảng cáo tìm kiếm, bạn có thể chọn mục “ngân sách hằng ngày”. Từ đó, bạn sẽ biết chính xác chiến dịch đó tiêu tốn của bạn bao nhiêu chi phí trong một ngày và có khách hàng nào quan tâm từ số tiền đó hay không.

Nếu chiến dịch của bạn không hoạt động do một lỗi nào đó, bạn không phải đợi đến khi hợp đồng quảng cáo hết hạn, bạn cũng không cần phải bắt đầu lại từ đầu, mà ngay lập tức bạn có thể tự chủ động điều chỉnh nó.

6. Giúp tỉnh được ROI trong chiến lược kinh doanh:

Vào năm 2018, một thống kê ở Mỹ cho thấy có khoảng 20% các doanh nghiệp sẽ nhìn thấy ROI cho ngân sách từ 70 – 100 đô-la chi tiêu quảng cáo của họ.

Việc xác định chỉ số này nhằm dự đoán và đo lường hiệu quả đồng vốn ban đầu. Hiểu một cách cụ thể, nếu chỉ số ROI là 15%, thì với 100 đồng vốn bỏ ra sẽ mang lại cho bạn thêm 15 đồng.

Thuật ngữ ROI ra đời nhằm mục đích gắn kết hoạt động sinh lời của doanh nghiệp với kinh phí mà họ phải bỏ ra cho các hoạt động Marketing. ROI sử dụng hai yếu tố chính để tính toán: Chi phí doanh nghiệp phải bỏ ra và số tiền họ thu về từ những hoạt động trên (Trong trường hợp này, ta sử dụng yếu tố doanh thu để tính toán).

Nếu là một doanh nghiệp nhỏ, thì câu chuyện về hiệu quả chi phí và ROI sẽ là ưu tiên hàng đầu mà các chủ doanh nghiệp đưa ra cho đội ngũ Marketing. Nhờ những ưu điểm trong việc theo dõi về hành động và chuyển đổi của khách hàng, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát nguồn vốn của doanh nghiệp.

7. Biết tất cả về đối thủ cạnh tranh của bạn:

Phân tích đối thủ cạnh tranh trên các kênh truyền thông kỹ thuật số là một phần không thể thiếu trong chiến dịch Digital Marketing. Đối với Digital Marketing, bạn có thể truy cập bất kỳ hệ thống nào để xem xét và theo dõi các chiến lược truyền thông của đối thủ cạnh tranh. Nó sẽ giúp bạn thấy những gì họ đang làm để bạn có thể học hỏi, rút kinh nghiệm. Nhờ đó, bạn có thể tìm ra các cơ hội Marketing và có được lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ hơn.

8. Phù hợp với cách mọi người mua sắm trong thời đại 4.0

Thời đại công nghệ 4.0 phát triển kéo theo đó là sự thay đổi của nhiều thứ, trong đó có hành trình mua hàng của khách hàng. Sự thay đổi đó được biểu hiện như thế nào? Đâu là yếu tố quyết định sự thay đổi?

Mỗi thế hệ khách hàng khác nhau sẽ có những xu hướng mua sắm và tiêu dùng khác nhau. Trong thời đại 4.0, hành trình mua hàng của khách hàng có sự thay đổi là do những người tiêu dùng tự kết nối với nhau. Họ là những người hiểu biết về công nghệ và dựa vào công nghệ để mua hàng. Họ sẽ tìm hiểu từ thông tin về sản phẩm cho đến những chia sẻ về đánh giá của mọi người trên website lẫn trên các trang mạng xã hội, hoặc thậm chí là trên các trang thông tin điện tử thông qua công nghệ. Và từ đó, họ sẽ ra quyết định thực hiện mua hàng ở cả các cửa hàng thực lẫn các trang mua sắm trực tuyến. Bạn có biết, hiện nay có khoảng 80% người tiêu dùng 4.0 nghĩ rằng việc mua sắm online là thuận tiện và họ vui thích khi được mua sắm trực tuyến? Trước khi mua, chắc chắn họ sẽ dành thời gian thu thập và tìm kiếm thông tin về sản phẩm từ nhiều nguồn khác nhau để tham khảo.

Hiện nay, có 88% khách hàng quyết định mua hàng dựa vào đánh giá trực tuyến về một thương hiệu, bởi họ xem đó là một phần quan trọng của việc mua hàng trong thời đại 4.0. Trong số đó, sẽ có 23% số người tiêu dùng quyết định “ghé thăm” doanh nghiệp của bạn sau khi đọc được một đánh giá tốt trên Internet. Vì vậy, đã qua rồi thời kỳ khách hàng mua hàng theo mô hình truyền thống AIDA (Attention – Chú ý, Interest – Sở thích, Desire – Mong muốn, Action – Hành động). Ngược lại, theo Philip Kotler, mô hình phù hợp hơn với người dùng trong thời đại 4.0 hiện nay đó là mô hình 5As (Awareness – Nhận biết, Appeal – Chú ý, Ask – Hỏi, Action – Hành động, Advocate – Ủng hộ).

Bạn có biết, Google đang nắm giữ một kho dữ liệu khổng lồ với hàng nghìn tỷ lượt tìm kiến trực tuyến mỗi năm? Còn Facebook thì có thống kê kinh khủng hơn với tám tỷ video được xem mỗi ngày. Và đó đều là những con số mà hầu hết thương hiệu và doanh nghiệp mong muốn có được. Bao gồm số liệu từ dịch vụ nhà hàng đến sức khoẻ, y tế hay dịch vụ kế toán, tài chính,… tất cả đều bắt nguồn từ trực tuyến.

Trong thời đại 4.0, nếu doanh nghiệp của bạn càng tích hợp nhiều đặc điểm thương hiệu với trải nghiệm trực tuyến của khách hàng thì bạn càng dễ dàng phát triển doanh nghiệp của mình hơn. Vì vậy, người làm Digital Marketing hiện nay cần thực hiện nhiều chiến dịch khác nhau để tăng sự hiện diện của doanh nghiệp trên trực tuyến nhằm đáp ứng đại đa số khách hàng của mình.

Theo bạn, chuyển đổi số đang thực sự thúc đẩy trải nghiệm của khách hàng như thế nào?

Tôi cho rằng, chuyển đổi kỹ thuật số đang dần buộc các công ty và nhà làm Marketing phải thay đổi mô hình kinh doanh và chiến lược Marketing để thích ứng với thực tế thị trường mới. Nhưng theo một số chuyên gia, điều thú vị là không phải các công ty đang thúc đẩy sự thay đổi này, mà thay vào đó, chính các khách hàng của họ mới là người đang thúc đẩy sự thay đổi.

Ngày nay, khách hàng luôn mong muốn những nội dung có liên quan đến nhu cầu của họ được hiển thị ở mọi lúc mọi nơi và được định dạng trên các thiết bị họ chọn. Nó gắn liền với hành trình ra quyết định mua hàng của họ. Và để theo kịp với khách hàng trong thời đại 4.0, các doanh nghiệp và người làm Digital Marketing phải nắm lấy công nghệ mới nhiều hơn nữa để mang đến trải nghiệm thực sự dành cho khách hàng.

Theo nghiên cứu từ Trung tâm dữ liệu Internet IDC, từ năm 2019 trở đi, gần một nửa các CEO của 2.000 công ty Global quyết định sẽ chuyển trọng tâm từ chiến lược Marketing ngoại tuyến truyền thống sang chiến lược Marketing kỹ thuật số hiện đại để cải thiện trải nghiệm của khách hàng.

Nguyễn Hồng Ly – 𝐍𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐦𝐞̂ 𝐃𝐢𝐠𝐢𝐭𝐚𝐥 𝐌𝐚𝐫𝐤𝐞𝐭𝐢𝐧𝐠.