Năm 2020, Việt Nam  trở thành nền kinh tế số phát triển nhanh bậc nhất Châu Á với số người dùng Internet lên đến 68 triệu người. Trong đó, hơn 90% kết nối Internet qua điện thoại di động và với mục đích là giao tiếp cùng bạn bè, gia đình, đồng nghiệp, cũng như học hỏi những kỹ năng mới để làm việc hiệu quả hơn, bên cạnh việc mua sắm online và thanh toán bằng hình thức kỹ thuật số. Có thể thấy rằng, lòng tin của người tiêu dùng Việt Nam đối với các dịch vụ số đã được tăng lên đáng kể.

Sự xuất hiện của dịch Covid-19 đã khiến rất nhiều người tiêu dùng thay đổi hành vi chuyển đổi từ thế giới thực sang thế giới. Lý do là họ ngần ngại khi ra ngoài, ngay cả khi lệnh cách ly đã được nới lỏng hơn. Nhiều doanh nghiệp đã tận dụng kỹ thuật số để tăng tương tác và chinh phục những khách hàng mới trên mạng. 

Yêu cầu đặt ra lúc này cho các doanh nghiệp là phải nắm bắt xu hướng tìm kiếm của người tiêu dùng để định hình hành trình tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn. Vậy xu hướng tìm kiếm của người Việt trong năm 2020 là gì? Hãy cùng tôi tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé! 

1. Xu hướng tìm kiếm nổi bật trên cả nước

1.1 Sự gia tăng mạnh mẽ của người dùng trực tuyến tại nông thôn

Nếu như các thành phố lớn đứng đầu về mức chi tiêu trên mạng thì ở nông thôn, mức độ tăng trưởng đáng kinh ngạc khi nhanh gấp đôi các siêu đô thị. Xu hướng tìm kiếm của người dân nông thôn tập trung 3 mục chính:

Khi tìm hiểu thông tin hay cần tìm các loại sản phẩm, công cụ được người dùng nông thôn sử dụng nhiều nhất Google Tìm Kiếm (45%), sau đó là mạng xã hội (27%), rồi mới đến phương tiện truyền thống (24%). Đây cũng là công cụ tác động lớn nhất vào quyết định mua hàng của họ, ở nhiều lĩnh vực phổ biến:

Với số lượng người sử dụng điện thoại thông minh ngày càng tăng, nông thôn Việt Nam là một thị trường rất tiềm năng để khai thác. Các thương hiệu nên chuẩn bị những nội dung hữu ích, đơn giản, phù hợp và tạo cảm xúc kết nối cùng với cách truyền thông riêng biệt để tăng tỷ lệ chuyển đổi mua hàng.

1.2 Nền kinh tế theo nhu cầu

Dịch Covide-19 đã thay đổi hành vi tiêu dùng của khách hàng khi nhiều người lựa chọn ở nhà và đặt giao hàng tận nơi. Các từ khóa đang phổ biến nhất hiện nay về các nhà bán lẻ có thể kể đến là:

“mua hàng online Vinmart”

“order Coopmart online”

“mua hàng Big C online”

“mua hàng online emart”

“aeon mua online”

1.3 Học mọi lúc mọi nơi

Nền giáo dục đang được số hóa khi thế hệ Z bắt đầu quen dần với việc sử dụng Internet để chia sẻ tài nguyên, tìm kiếm phụ đạo, nâng cao tối đa hiệu quả học tập:

  • Số lượng tìm kiếm từ khóa “học trực tuyến” tăng 150% so với cùng kỳ năm ngoái
  • 1/3 số bạn trẻ thuộc thế hệ Z học trực tuyến qua điện thoại trong tháng 12/2020

Song song đó, các lĩnh vực như sức khỏe và quản lý tài chính cũng rất được quan tâm:

  • Các ứng dụng về quản lý tài chính, giao dịch trực tuyến tăng 33% số lượt tải.
  • “App vay tiền” tăng đến 300% số lượt tìm kiếm
  • Các nền tảng video theo yêu cầu tăng trưởng gấp đôi 
  •  “bài tập thể dục tại nhà” tăng 60% lượt tìm kiếm
  • “thiết bị đeo theo dõi sức khỏe” tăng vọt 50%
  • “ô nhiễm không khí” tăng 80% lượt tìm kiếm
  • “máy lọc không khí” tăng 340%

 2. Xu hướng tìm kiếm theo lĩnh vực

2.1 Chăm sóc sắc đẹp

Đây là ngành hàng có độ tăng trưởng mạnh mẽ ở Việt Nam trong năm vừa qua. Người tiêu dùng sử dụng Google Tìm kiếm và Youtube để giải đáp những thắc mắc của mình trong lĩnh vực làm đẹp ngày càng nhiều.

 

2.2 Thực phẩm và đồ uống

Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng ý thức cao về tầm quan trọng của chế độ ăn uống lành mạnh. 

Nhiều món ăn trở thành xu hướng của năm 2020 – năm mà mọi người có nhiều thời gian dành cho gia đình của mình hơn bao giờ hết. 

2.3 Tài chính

Nhiều người đã bắt đầu quan tâm đến các sản phẩm tài chính trong năm 2020. Điều đó đã dẫn đến hơn 100% mức tăng thời lượng xem về các video có nội dung “tài chính”. Sau khi tìm hiểu về sản phẩm tài chính trên mạng, người tiêu dùng sẽ: 

Có thể thấy rằng, dưới tác động của dịch Covid, người tiêu dùng Việt Nam bắt đầu làm quen với các dịch vụ theo nhu cầu và ưu tiên sự thuận tiện. Các thương hiệu có thể tận dụng làn sóng số hóa này để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ, cũng như các kênh bán hàng của mình.

Nguồn: thinkwithgoogle.com

NGUYỄN HỒNG LY – Người Mê Digital Marketing